Điện Mặt Trời hoạt động rất tốt vào những ngày trời nắng. Vậy, còn những ngày mưa thì sao? Làm thế nào để Điện Mặt Trời cung cấp điện năng vào những ngày ẩm ướt, mưa liên tục? Đó cũng là vấn đề gây đau đầu các nhà nghiên cứu!
Nhưng đừng lo, một nhóm nhà nghiên cứu của trường Đại học Soochow (Trung Quốc) đã bước đầu thử nghiệm một loại pin năng lượng Mặt Trời có thể hoạt động bình thường, ngay cả khi trời mưa, bằng cách phủ lên các tấm pin một lớp Graphene mỏng.
Graphene là gì?
Graphene là nguyên liệu 2 chiều chứa Carbon (có liên kết hình lục giác). Khi gặp mưa, các tấm pin phủ Graphene sản sinh ra các dòng điện nhờ sự kết hợp của các electron tự do và các hạt ion mang điện tích dương từ trong nước mưa hình thành nên tụ điện, sau đó các hạt ion mang điện tích dương như Natri, Canxi sẽ sản sinh ra các dòng điện.
Tuy mức năng lượng tạo ra từ các tấm Pin Mặt Trời phủ Graphene không quá nhiều (dòng điện chỉ đạt 33 mA và điện áp đạt 2,14V) nhưng cũng là bước tiến đáng kể trong ngành năng lượng Mặt Trời, khởi đầu cho cuộc “công nghiệp xanh”.
Nhưng…
Ở một số vùng cao hoặc vào những ngày mưa bão thường có sấm sét, các tấm Pin Mặt Trời sẽ dễ bị nhiễm sét, gây nguy hiểm cho thiết bị và nhà ở, khu công nghiệp. Do thiết bị này tiếp nhận lượng ánh sáng Mặt Trời nhiều nhất nên dễ tiếp nhận các xung điện lớn từ sấm sét (có thể lên đến hàng triệu Volt) gây hiện tượng đoản mạch, hỏng PIN, Inverter cũng như các thiết bị khác.
Chính vì vậy, công trình này hiện vẫn chưa đưa vào sử dụng mà vẫn được các nhà nghiên cứu tìm hiểu.